Return to site

Tiêu chảy kéo dài và cách phân loại

· sức khỏe

Tiêu chảy kéo dài cũng là một bệnh mang tính chất phức tạp và khá thường gặp ở nhiều trẻ em. Tùy thuộc vào chính nguyên nhân gây bệnh hay mức độ bệnh mà ta có thể chia tiêu chảy ra thành nhiều loại bệnh khác nhau.

1. Phân loại theo nguyên nhân gây ra bệnh

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh, tiêu chảy có thể chia ra hai loại như: nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

Tiêu chảy nhiễm trùng hay còn được gọi là viêm ruột do trực khuẩn đại tràng và lỵ trực tràng, viêm ruột do virus, hay viêm ruột dạng nấm. Ngoài ra các bệnh như là nhiễm trùng ngoài ruột như nhiễm trùng đường hô hấp, bị viêm phổi, bị nhiễm trùng da và các loại bệnh truyền nhiễm khác đều có thể kèm theo bệnh tiêu chảy.

Các loại bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng thường khiến xảy ra rối loạn tiêu hóa kéo dài cho các bệnh nhân. Biểu hiện của bệnh này thường rất phức tạp và có tính chất thay đổi và không cố định. Các triệu chứng của bệnh này thường là đi ngoài phân lúc táo, hay lúc lỏng.

Phân thường có nhiều nước, lổn nhổn, có mùi chua hoặc tanh, màu vàng hoặc xanh, có bọt, nhầy khi không dung nạp với đường. Phân thường bị nát, không thành khuôn, đi từ 2-6 lần trong ngày và đôi khi có máu, khi đi tiêu phải rặn, khi trẻ bị tiêu chảy sẽ kéo dài sau lỵ.

Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi lại nữa. Dân gian còn hay gọi trường hợp này là đi nhanh về chậm hoặc là tào tháo đuổi.

Tiêu chảy mà không nhiễm trùng còn gọi là tiêu hóa kém hoặc bệnh tiêu chảy đơn thuần. Tình trạng bệnh tiêu chảy này thường gặp ở các trường hợp chế độ ăn uống không phù hợp như nhiều đường sữa, hay chất béo hay chất tanh (hải sản)…

Nguyên nhân thứ nữa của bệnh tiêu chảy loại này cũng có thể do thời tiết thay đổi đột ngột và bụng trẻ đang bị lạnh. Biểu hiện của bệnh này cũng rất là đa dạng.

Trẻ mắc bệnh tiêu chảy mà không do nhiễm trùng thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa sẽ kéo dài, đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, số lần đi ngoài khi giảm, khi tăng, phân có thể nhầy hồng hoặc là có máu, trẻ biếng ăn, khó tiêu, ăn thức ăn lạ dễ bị mắc tiêu chảy lại.

Ngoài ra, khi trẻ bị tiêu chảy loại này thường có các biểu hiện như bụng trướng hơi do khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bị căng tức, khó chịu, đau bụng là triệu chứng rất hay gặp loại bệnh này.

Biểu hiện của bệnh đau bụng loại này là đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Ðau tăng ngay sau khi ăn và trước khi đi bé đại tiện. Sau khi đi trung tiện hoặc đại tiện thì cơn đau giảm hơn.

Bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy kéo dài thường ít có biểu hiện thay đổi tình trạng toàn thân nhưng ở một vài trường hợp có thể xảy ra là do người bệnh thường xuyên lo lắng về tình trạng sức khỏe,bệnh tật của mình hoặc ăn uống cũng quá kiêng khem.

broken image

2. Phân loại theo mức độ của bệnh tiêu chảy

Căn cứ vào tình hình của bệnh có thể bệnh tiêu chảy dạng nhẹ, dạng vừa và dạng nặng.

Tiêu chảy nhẹ thường có biểu hiện bệnh rất đơn thuần, chưa có rối loạn rõ rệt về vi khuẩn của đường ruột. Mức độ, số lượng của các lần tiêu chảy cũng ít hơn mỗi ngày đại tiện dưới 10 lần, số lượng phân đi mỗi lần dưới 10ml/kg trọng lượng của cơ thể, không có tình trạng mất nước, hay ngộ độc.

Phân trẻ chưa có mùi khó chịu, tanh và kèm theo máu hay là dịch nhầy. Tiêu chảy loại này cũng có thể được coi là tiêu chảy do rối loạn bệnh tạm thời. Bệnh cũng dễ dàng khỏi sau khi sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn chỉ định của bác sĩ.

Tiêu chảy ở mức độ vừa xảy ra khi trẻ bị viêm tiểu kết tràng và có tổn thương thực thể ở trong ruột kết. Số lần bị tiêu chảy và số lượng tiêu chảy trong ngày tăng lên so với tiêu chảy thể nhẹ mỗi ngày từ 10-20 lần, số phân đi mỗi lần trên 20ml/kg trọng lượng cơ thể, kèm theo bị mất nước nặng hoặc có triệu chứng bị ngộ độc rõ.

Bệnh biểu hiện chủ yếu như là một hội chứng lỵ, mỗi lần đi ngoài trẻ rặn nhiều, phân có nhầy mũi hoặc có máu mũi.

Tiêu chảy ở mức độ nặng có thể xảy ra do hội chứng tả gây ra thường ít gặp thể này nhưng triệu chứng của bệnh thường rất là nặng, do tụ cầu gây ra. Loại này cũng có số lượng các lần tiêu chảy trong ngày tăng hơn so với hai loại trước khoảng từ 15-25 lần, số phân đi mỗi lần trên 25ml/kg so với trọng lượng của cơ thể.

Ngoài ra, thời gian mắc bệnh của loại bệnh này thường dài hơn, có thể đến trên 3 tuần.

Tiêu chảy loại này đã xuất hiện lượng máu trong phân, có hoặc không có dịch nhầy được gọi là lỵ, phân không có mùi thối nhưng có mùi tanh hoặc chua rất khó chịu, tình trạng mất nước, điện giải xảy ra ở mức độ nguy hiểm cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo trị tiêu chảy dứt điểm dành cho mọi lứa tuổi

 

Do những tính chất của bệnh kéo dài nên thường khiến trẻ sụt cân, chậm phát triển cân nặng, chiều cao, dẫn đến bị suy dinh dưỡng nặng. Nếu như không được điều trị kịp thời, trẻ mắc bệnh loại này thường có khả năng cao mắc một số bệnh nhiễm khuẩn phối hợp khác như là: viêm tai giữa, viêm VA mãn, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu, hay nhiễm khuẩn huyết,…

Bố mẹ cũng cần cho trẻ ăn chín uống sôi, vệ sinh thân thể sạch sẽ đồng thời đưa trẻ đến chuyên khoa tiêu hóa điều trị nếu trẻ tiêu chảy kéo dài hay kèm theo các triệu chứng đáng kể trên.